Định nghĩa Nghiện_tình_dục

Thuật ngữ về chứng nghiện và phụ thuộc[2][3][4][5]
  • nghiện – một rối loạn hệ thần kinh trung ương đặc trưng bởi sự tham gia bắt buộc trong các kích thích đem lại phần thưởng bất chấp hậu quả bất lợi
  • hành vi gây nghiện – một hành vi vừa mang lại phần thưởng vừa mang tính gia cường
  • thuốc gây nghiện – một hành vi vừa mang lại phần thưởng vừa mang tính gia cường
  • sự phụ thuộc – một trạng thái thích nghi liên quan đến hội chứng cai nghiện khi chấm dứt tiếp xúc nhiều lần với một kích thích (ví dụ: uống thuốc)
  • mẫn cảm với thuốc hoặc dung nạp ngược – tác dụng leo thang của thuốc do sử dụng lặp lại với liều lượng nhất định
  • triệu chứng cai nghiện – triệu chứng xảy ra khi ngừng sử dụng thuốc nhiều lần
  • phụ thuộc thể chất – sự phụ thuộc liên quan đến các triệu chứng cai nghiện thể chất–xôma dai dẳng (ví dụ, mệt mỏi và run rẩy mê sảng)
  • phụ thuộc tâm lý – sự phụ thuộc liên quan đến các triệu chứng cai nghiện cảm xúc-động lực (ví dụ, dysphoriamất hứng thú)
  • kích thích củng cố – các kích thích làm tăng khả năng lặp lại các hành vi được ghép nối với chúng
  • kích thích phần thưởng – các kích thích mà não diễn giải theo bản chất là tích cực và mong muốn hoặc là thứ gì đó để tiếp cận
  • mẫn cảm – một phản ứng khuếch đại với một kích thích do tiếp xúc nhiều lần với nó
  • rối loạn sử dụng chất gây nghiện – một tình trạng trong đó việc sử dụng các chất dẫn đến suy yếu hoặc kiệt sức đáng kể về mặt lâm sàng và chức năng
  • dung nạp – tác dụng giảm dần của một loại thuốc do dùng lặp lại ở một liều nhất định

Những nhà tình dục học vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về việc nghiện tình dục có thực tồn tại hay, nếu cho rằng nó tồn tại, làm cách nào để mô tả hiện tượng đó. Một số chuyên gia tin rằng nghiện tình dục thực ra là một sự nghiện ngập tương tự như nghiện rượu và ma túy. Các chuyên gia khác thì tin rằng nghiện tình dục thực ra là một dạng của sự rối loạn ám ảnh ép buộc và xem nó như là sự cưỡng ép tình dục. Và vẫn có những chuyên gia khác tin rằng nghiện tình dục là chuyện tưởng tượng, là một sản phẩm phụ của văn hóa và những tác động khác.

DSM

Hội Tâm thần Hoa Kỳ xuất bản và cập nhật định kỳ Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê của Rối loạn Tâm thần (DSM), một bản tóm tắt được công nhận rộng rãi của những rối loạn tâm thần và tiêu chuẩn chẩn đoán được thừa nhận của chúng.

Bản phát hành năm 1987 (DSM-III-R), nói về "nỗi khốn khổ về một dạng chiếm hữu tình dục lặp đi lặp lại hay các dạng khác của nghiện tình dục không mang tính đồi trụy, liên quan đến một chuỗi những người mà tồn tại như một vật để sử dụng". Việc nhắc đến nghiện tình dục sau đó đã bị bỏ đi. Bản hiện tại, được phát hành năm 2000 (DSM-IV-TR), không còn nói đến nghiện tình dục như là một sự rối loạn tâm thần. Bản DSM-IV-TR vẫn bao gồm một chẩn đoán hỗn hợp được gọi là Những Rối loạn Tình dục Về mặt khác không được Chỉ rõ, mà ở đây có: "nỗi khốn khổ về một dạng quan hệ tình dục lặp đi lặp lại liên quan đến một chuỗi những người yêu nhau mà bị trải nghiệm bởi cá nhân khác như là vật được sử dụng." (Các ví dụ khác bao gồm: sự ép buộc không thay đổi ở một bạn tình không tới được, thủ dâm cưỡng ép, tình yêu cưỡng ép, quan hệ tình dục cưỡng ép).

Sự kích dục, là một triệu chứng của hưng cảm nhẹnghiện trong rối loạn lưỡng cựcrối loạn phân liệt, như được định nghĩa trong DSM-IV-R.

Một số tác giả tiếp tục cho rằng nghiện tình dục nên được đưa lại vào hệ thống DSM; tuy nhiên, nghiện tình dục bị từ chối đưa vào trong DSM-5, được dự kiến phát hành vào năm 2013. Darrel Regier, phó chủ tịch của lực lượng đặc biệt DSM-5, nói rằng "Mặc dù 'kích dục' là một sự bổ sung mới được đề xuất... [hiện tượng] này không là điểm chính để chúng tôi sẵn sàng để nói nó là nghiện."

ICD

Tổ chức Y tế Thế giới xuất bản Phân loại Bệnh Quốc tế (ICD), mà không chỉ giới hạn trong rối loạn tâm thần. Phiên bản gần đây nhất, ICD-10, bao gồm "Xu hướng tình dục quá mức" như là một cách chẩn đoán (mã F52.7), nó được chia ra thành cuồng dâm (đối với nam) và loạn dâm (đối với nữ).